Vì Sao Việt Nam và Trung Quốc không sợ Khủng Hoảng Tài Chính?
Lưu ý: Đây là tài liệu tham khảo mang tính chất nhận định cá nhân, độc giả đọc và cảm nhận khách quan để hiểu rõ vấn đề từ tác giả Luci Nguyen, đây là những kiến thức bổ ích dành cho các nhà đầu tư để có quyết định chính xác về đầu tư Bất động sản trong thời đại khó khăn chung của nền kinh tế tài chính thế giới giai đoạn 2019-2022.
🔶 Việt Nam Không sợ giảm phát như tư bản vì Bất động sản là công cụ hấp thụ lạm phát hiệu quả nhất, dân thừa tiền nhà nước cắt đất bán đấu giá cho dân. Bất động sản mà xuống giá thì nhà nước thiệt nhất. Chỉ ở các nước XHCN thì Bất động sản mới được coi là công cụ hấp thụ lạm phát vì nhà nước kiểm soát đất đai, tiền bán đấu giá đất thu về cho nhà nước. Khác với chứng khoán thì tiền từ người này chuyển sang túi người khác chứ ko thu được tiền về nhà nước nên cổ phiếu không thể được coi là công cụ hấp thụ được lạm phát.
Điều này chỉ có những nước theo Cộng Sản mới làm được. Vì bên đầu cơ nắm nhiều đất nhất ở các nước XHCN chính là nhà nước. Nếu tính về tài sản nhà nước thì chính phủ Việt Nam giàu hơn tất cả chính phủ 10 nước ASEAN cộng lại. Khác với các quốc gia khác tài sản nhà nước đa phần lấy từ tiền thuế, thì tài sản của chính phủ Việt Nam phần lớn nằm ở đất. Chính quyền Việt Nam không bao giờ thiếu tiền, hết tiền lại cắt đất bán cho dân.
Bản chất của lạm phát là lượng tiền lưu thông nhiều và vòng quay tiền rất nhanh, muốn hấp thụ được lạm phát thì chính phủ phải rút tiền về, cách hút tiền tốt nhất là bán đất cho dân. Dân bỏ tiền ra mua đất từ chính phủ và khi ấy dân có đất còn tiền lại quay về lại kho bạc nhà nước.
Chính phủ các nước tư bản không có đất nên không thể bán cho dân để thu tiền về chính phủ các nước cộng sản là kẻ đầu cơ đất lớn nhất, quỹ đất mênh mông nên cần hút tiền về thì cắt đất bán cho dân.
Giảm bớt được số tiền lưu thông trên thị trường thì sẽ hấp thụ được lạm phát hiệu quả.
Trong vòng 10 năm gần đây: giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam trung bình gần 16%/năm : Trong khi đó tăng trưởng GDP thực trung bình giai đoạn này chỉ là 6%/năm, còn tăng trưởng GDP + tỷ lệ lạm phát trung bình chỉ là 11,4%/năm.
Tức là trong vòng 10 năm qua: ai gửi ngân hàng với lãi suất < 11,4% thì coi như tiền bốc hơi, còn ai vay tiền với lãi suất < 16% thì coi như ko phải trả lãi (vì đồng tiền mất giá hằng ngày)
(Nguồn: TẠI ĐÂY)
* Xét trong khoảng thời gian 20 năm:
- Cung tiền M2 năm 2000: 222,882 tỷ VND
- Cung tiền M2 12/2021 : 13,402,097 tỷ VND
(Nguồn: TẠI ĐÂY)
Tính trung bình thì lượng cung tiền tăng khoảng 23%/ năm trong 20 năm, sau 20 năm cung tiền tăng 60 lần.
Vì lý do này và nhiều lý do khác nên Bất động sản cũng tăng giá không kém, một mảnh đất năm 2001 có giá 100 triệu thì năm 2021 có giá khoảng 6 tỷ (tăng 60 lần). Năm 2041 mảnh đất đó có thể sẽ tăng giá gấp nhiều lần nữa tương ứng quy mô nền kinh tế lúc đó. Tiền in thêm được , chứ đất có đẻ thêm được đâu. Tiền bơm ra mà không vào đất thì giá lợn gà tôm tép gạo tăng x3 x5 dân càng khóc thét.
Nếu áp dụng hợp lý phương pháp hấp thụ lạm phát bằng cách tăng giá bất động sản thì có thể hạn chế việc lạm dụng tăng lãi suất để hấp thụ lạm phát bởi vì chỉ có hai công cụ hấp thụ lạm phát hiệu quả nhất đó là tăng giá bất động sản và tăng lãi suất ngân hàng nếu công cụ này hiệu quả rồi thì có thể giảm bớt công cụ kia (Vì bản chất của việc hấp thụ lạm phát chính là làm sao để hút tiền từ thị trường về kho bạc nhà nước Nhằm giảm bớt số tiền lưu thông trên thị trường)
🔶 Ngoài công cụ Bất động sản thì chỉ có 1 công cụ nữa để ngăn chặn khủng hoảng tài chính, giúp ổn định nền kinh tế & hấp thụ lạm phát đó là “mua lại ngân hàng giá 0 đồng”.
Vì sao mua lại ngân hàng giá 0 đồng để ngăn khủng hoảng tài chính
Bản chất của việc này là tịch thu tài sản cá nhân để bù lỗ cho nhà nước nhằm mục đích răn đe các ông chủ tư nhân có hành vi vượt quá giới hạn, ngăn chặn đổ vỡ hệ thống tài chính trước khi có rủi ro xảy ra, như vậy sẽ không tạo ra hiệu ứng dây chuyền kiểu domino gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Chính phủ lãi lớn vì tài sản cầm cố tại ngân hàng bị định giá thấp so với giá trị thực. Các cổ đông của ngân hàng – người mua cổ phiếu & trái phiếu có thể mất trắng nhưng nhà nước thu lợi khủng: cách này đã được anh Bình ruồi (thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình) thực hiện rất thành công: nhờ tịch thu tài sản của những người như Hà Văn Thắm nên nhà nước có công cụ để hấp thu nguồn lực nhằm vượt qua khủng hoảng thành công.
Vậy nên các bạn cứ yên tâm là Việt Nam sẽ KHÔNG bao giờ xảy ra khủng hoảng “Giảm Phát” hay “Đình Lạm” và sẽ không bao giờ bị đổ vỡ dây chuyền hệ thống tín dụng.
Chính quyền Cộng Sản luôn có 02 công cụ cực kỳ hiệu quả để giải quyết vấn khủng hoảng kinh tế:
- Tăng giá Bất động sản để hấp thụ lạm phát
- Mua lại ngân hàng giá 0 đồng để xử lý khủng hoảng.
Hai công cụ này thể hiện sự ưu việt của chế độ XHCN: điều này Trung Quốc đã thực hiện thành công 20 năm trước: giúp Trung Quốc vượt qua Đại khủng hoảng toàn cầu 1997 và 2008 và vươn mình mạnh mẽ sau đó. Ở các nước phương Tây muốn áp dụng 2 công cụ này cũng không được vì chính phủ ko có đủ quyền lực, đất đai ở đó thuộc sở hữu tư nhân chứ Nhà nước không có quyền quản lý hay sở hữu.
Áp dụng các lý thuyết kinh tế phương Tây vào hoàn cảnh Trung Quốc và Việt Nam là dốt nát.
Năm 2008 toàn cầu khủng hoảng: Cộng Sản dùng phao bơm tiền tăng giá Bất động sản nên phát triển được đến 2011. Sau 2011 thì cộng sản dùng thêm cái phao “mua lại ngân hàng 0 đồng” nên không bị phá sản nhiều như các nước tư bản. Nhờ 2 cái cách này nên tốc độ phát triển Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng nhanh hơn hẳn các nước tư bản.
Càng có khủng hoảng lớn, giá dầu và giá cả hàng hoá càng tăng thì Việt Nam càng có lợi, vì cộng sản thiệt 1 thì các nước tư bản thiệt 10. Khủng hoảng tài chính toàn cầu là cơ hội để các quốc gia cộng sản bứt phá vọt lên. Cả thế giới chìm, nhiều quốc gia tư bản sẽ nguy hiểm nhưng cộng sản luôn an toàn bởi vì luôn có 2 cái phao như đã đề cập.
Hai cái Phao cũng như 2 loại thuốc:
- “Tăng giá Bất động sản” là thuốc Bổ uống để phòng bệnh: khiến tác động của khủng hoảng chậm hơn, ít hơn.
- “Mua ngân hàng giá 0 đồng” là thuốc Kháng sinh: có thuốc thì bệnh nhanh khỏi hơn, ít di chứng hơn.
Nguồn: Luci Nguyen – Sưu tầm